NGHIÊM KHẮC TRONG YÊU THƯƠNG

Cách đây 5 năm trước, trong 1 chương trình đào tạo Thuyết Trình Từ Tâm, tôi đã có 1 quyết định “nghiêm khắc” đối với 1 anh học viên.


Anh ấy là Giám đốc đào tạo cấp cao của 1 tập đoàn hơn 13.000 nhân sự. Anh ấy không phải là người tự đăng kí chương trình, mà được nhà sáng lập tập đoàn cử đi tham dự.
Có lẽ vấn đề xuất phát từ đây. Dẫn đến cách “tham dự” khoá huấn luyện của anh ấy khác với các anh chị học viền khác.


Trong nguyên buổi sáng ngày đầu tiên, anh ấy thể hiện mình là “chuyên gia đào tạo” và thể hiện những “skill” rất siêu của người từng có nhiều năm đứng lớp. 
Ngay bài thuyết trình đầu tiên, anh ấy làm những học viên còn lại “bị cóng”, vì anh ấy thuyết trình phong thái rất “chuyên nghiệp, đỉnh cao”.
Trong chương trình đào tạo thuyết trình thì luôn có phần phản hồi 360 độ, tức 1 người thuyết trình trên sân khấu xong sẽ nhận được phản hồi từ người cộng sự, từ những học viên khác, từ chuyên gia, và tự đánh giá lại bài thuyết trình của chính họ qua video ghi hình lại.
Nhiều học viên nói: “Thôi anh về luôn đi, đừng học nữa😍 vì anh thuyết trình quá đẳng cấp rồi, học gì nữa”.
Và với anh học viên ấy, khi nhận được cơn mưa lời khen và sự ngưỡng mộ từ mọi người, có vẻ nó chỉ có tác dụng “giúp cái tôi” của anh ấy được “vỗ béo” và trở nên “tăng trọng không phanh”.
Nguy hại hơn là nó làm “cánh cửa tò mò, học hỏi” trong anh ấy càng đóng hẹp lại
Thật sự anh ấy có rất nhiều điểm mạnh và nền tảng tốt của 1 người “thuyết trình đỉnh cao”, nhưng sẽ là “1 hành trình tương đối dài và nhiều thử thách” nếu anh ấy muốn trở thành nhà đào tạo từ tâm, người thuyết trình từ tâm.
Với cách thức “thuyết trình đỉnh cao” ấy chỉ làm anh “xa rời” người nghe và làm “sự tự ti bên trong” của những nhân sự nội bộ mà được anh đào tạo “lớn dần” mà thôi.
Một nhà đào tạo, người thuyết trình sẽ có được thành công thực sự trên sân khấu khi:
+ giúp cho người nghe đủ thấy trăn trở để muốn và khát khao, chủ động hành động để thay đổi tốt hơn, chứ không phải bị “hù doạ”, bị nỗi sợ hãi “chiếm đoạt tâm trí” và “ép buộc” họ thay đổi. 
+ giúp cho “hào quang” nơi trái tim người nghe “phát sáng trở lại”, chứ không phải bị lu mờ đi và trở nên “xám xịt” vì “ánh hào quang” từ người đào tạo, người thuyết trình “quá rực rỡ”.
+ giúp người nghe thấy “tự tin và yêu bản thân” họ, hơn là thấy “ngưỡng mộ tài năng” của người thuyết trình.
+ giúp thổi đi “lớp tro tàn” đang bao phủ “viên than hồng” có sẵn nơi trái tim người nghe, để trở nên sáng bừng trở lại, chứ không phải tắt lịm luôn đi.

Tuy nhiên, việc góp ý cho người “đang trên đỉnh chiến thắng” về những “Gót chân Achilles” của họ thật không hề dễ dàng.
Ta chỉ có thể vào nhà của ai đó, khi họ mở cửa cho ta vào. Còn nếu cố tình trèo rào, đục tường để vào thì họ sẽ xem ta là “kẻ trộm”, và “lấy gậy” đánh đuổi ta đi.
Vậy thì làm gì bây giờ? Bỏ mặc anh ấy ư? hay chờ đợi cách thụ động.
Lúc ấy, ngoài mặt thì tôi để anh ấy “ở yên nơi anh đang sung sướng”. Nhưng mặt còn lại tôi luôn quan sát để tìm “thời cơ” giúp anh nhận ra điểm còn hạn chế để hoàn thiện.
👉👉👉
Và rồi, lúc 15h30 thời cơ đó đã tới.
Trong lúc teabreak, khi a ấy đang pha ly cafe, tôi cũng tới pha ly cafe và hỏi:
Trong bài thuyết trình số 2, anh cảm thấy thế nào?
Anh trả lời: Umh, khi xem lại video thuyết trình, mình thấy chưa thay đổi gì. Nhưng mình thật sự ngạc nhiên khi các ac trong lớp ai cũng thay đổi so với sáng nay.
Tôi nói: Lý do mà anh chưa có sự thay đổi vì đơn giản anh chưa bắt đầu tham dự chương trình đấy thôi.
trong khi anh ấy đang bối rồi, tôi đặt câu hỏi cho anh.
Ở bài thuyết trình số 2 này có phải anh cũng cảm thấy rất thoải mái giống như ở bài thuyết trình số 1?
Anh trả lời: Vâng, mình cảm thấy bình thường.
Tôi nói: Đó chính là điều bất bình thường!
Anh mở to mắt, có vẻ rất ngạc nhiên với câu trả lời của tôi.
Tôi nói tiếp: Thông thường ở bài thuyết trình số 2, hầu hết học viên sẽ cảm thấy tự tin hơn, thuyết trình hay hơn. Nhưng họ sẽ có cảm giác không được thoải mái cho lắm. Vì họ vừa áp dụng những cách thức mới, khác xa hoàn toàn so với cách thuyết trình họ trước đây, nên họ sẽ cảm thấy không được tự nhiên, tay chân sẽ vẫn còn hơi vụng về, ngôn ngữ cơ thể sẽ chưa được thuần thục, cách tương tác với người nghe sẽ còn hơi gượng gạo v.v…
Còn với anh, vì anh vẫn đang thuyết trình theo cách trước nay từng làm, cho nên anh sẽ cảm thấy thoải mái. Và ngược lại, anh cũng thấy mình không có sự thay đổi gì cả.
Lúc đó, anh trầm tư một hồi, rồi nói: Vâng, đúng là từ sáng đến giờ mình chưa có thực hành theo những cách thức mới, để hoàn thiện những điểm thầy đã phản hồi.
Tôi nói: Không sao cả! Nếu như anh muốn thay đổi, anh có thể bắt đầu chương trình ngay lúc này. Tôi tin với nền tảng của anh, chỉ trong vòng 30 phút coaching 1-1, anh sẽ thấy mình có sự tiến bộ và thấy phong thái thuyết trình của mình trở nên cuốn hút hơn, gần gũi với người nghe hơn, có được trái tim người nghe.
Anh hào hứng đáp: Thế thì tuyệt vời quá. 

Ngay sau khi hết giờ nghỉ giải lao. Tôi thông báo với ace học viên trong lớp rằng: Anh chị em có thể cho tôi 30 phút, để tôi coaching 1-1 cho anh ấy ngay trên sân khấu, để anh ấy thay đổi, và rồi chúng ta sẽ tiếp tục chương trình?
Mọi người đồng ý🤝
Và sau 30’ coaching 1-1, anh ấy vỡ oà cảm xúc, bởi a ấy giải phóng được bản thân ra khỏi “áp lực vô hình khi luôn phải gồng mình để cố thể hiện với mọi người rằng: tôi là người thuyết trình chuyên nghiệp”. Thay vào đó là sự tự nhiên, thuyết trình như không thuyết trình, thuyết trình như cuộc trò chuyện thân tình, gần gũi và tạo được sự tương tác với người nghe, khơi gợi được sự hào hứng muốn được nghe, khát khao được nghe, thích thú được nghe nơi người nghe.
Mọi người đều cảm thấy sự thay đổi của anh ấy.

Sau khoá huấn luyện 1 tuần, anh có nhắn tin cảm ơn tôi bày tỏ sự tâm đắc với chất lượng và sự độc đáo của chương trình, đi vào chiều sâu và giúp người học tạo ra sự đột phá từ bên trong, rồi đến phong thái thuyết trình bên ngoài.
Sau đó anh ấy gửi email ngỏ ý muốn được tôi certify và mua nhượng quyền chương trình Thuyết Trình Từ Tâm để anh ấy triển khai. Nhưng tôi đã từ chối vì chưa đến thời điểm để thực hiện việc mở rộng. Đầu năm 2023, anh ấy tiếp tục ngỏ ý muốn được hợp tác.

Đấy,để giúp ai đó tiến bộ hơn. Đôi khi phải “nghiêm khắc trong yêu thương”. Quan sát, tìm thời cơ phù hợp để hỗ trợ, đồng hành cùng học viên. Chứ không phải cứ hùng hục bay vào giúp ngay thì chỉ có “bỏ mạng” mà chẳng giúp gì được cho họ.    
 

#Thầy_Từ_Tâm

#Học_Viện_Thuyết_Trình_Từ_Tâm

#Chuyên_Đào_Tạo_Thuyết_Trình
 

 

Chia sẻ:

Bình Luận